- Cơ quan, ám khí:
- Ngũ phân liên sách chướng: Có nghĩa là chướng ngại làm bằng năm loại dây thừng nối liền, tức hệ thống chướng ngại vật được làm từ dây thừng nối liền với nhau, tạo thành các hình dạng thẳng, nghiêng, đan chéo, gấp khúc, vòng vèo, được liên kết với nhau vô cùng tinh xảo. Nếu có người bị lọt vào trong đó, sẽ bị các thiết kế này khiến cho hoa mắt chóng mặt, một sợi dây thừng dường như biến thành năm sợi dây thừng, không tìm được chỗ đặt chân.
- Điên phốc đạo: Tức là con đường gập ghềnh, trên mặt đường, bồ trí liên tiếp bốn cạm bẫy bí mật rất khó phát hiện nối liền nhau; bước thứ nhất bố trí cơ quan lăn sang bên cạnh, bước thứ hai bố trí cơ quan xoáy tròn, bước thứ ba bố trí cơ quan trượt về phía trước, bước thứ tư thiết kế cơ quan chắn cản. Cần phải bước đi theo phương pháp “một dừng hai điểm ba vượt bốn xoay” mới có thể vượt qua.
- Rồng vờn đá tảng: Nguyên văn là “Đại thạch long hành nhiễu”, tức là lối đi như rồng cuộn quanh đá tảng, là chướng ngại vật làm bằng đá, bố trí theo phương pháp Kỳ môn Độn giáp, tương tự như Bát trận đồ, giống như rồng thần thấy đầu mà không thấy đuôi, đi vòng vèo quanh các tảng đá, tựa như thân rồng uốn lượn, mây mủ lớp lớp, đi mãi vẫn không thể đi tới đích.
- Móng đạp bươm bướm: Nguyên văn là “Đề đạp hồ điệp khấu”, tức là một hệ thống nút thắt do nút hình ba chiếc móng và nút hình bốn cánh bướm đan xen lồng ghép vào nhau tạo thành, cần phải tìm ra được vị trí đầu và đuôi của ba móng và bốn cánh, cùng quan hệ liên kết giữa chúng, đồng thời biết dược quy luật về hướng đi của các sợi dây thừng, sẽ dễ dàng tháo ra được. Nếu không, sẽ càng gỡ càng rối, càng quấn càng chặt, chỉ khi phá vỡ được cơ quan trung tâm dùng để thu, nhả dây thừng, mới có thể thoát khỏi các nút buộc.”
- Cẩu vĩ song bức:, cũng tương tự như nút thắt móng đạp bươm bướm, nhưng do một sợi dây hai vòng tròn đuôi chó xuyên qua hai nút thắt hình cánh dơi. Điểm khác biệt là ở chỗ phần đuôi chó liên tục vẫy, kéo theo hai con dơi đập cánh liên hồi. Khi tháo nút, nếu động tác hơi mạnh một chút, toàn bộ nút thắt sẽ di chuyển, lật vòng ngược lại, hình thức liên kết cũng biến đổi theo, nên càng khó tháo gỡ. Song tương tự, nếu có thể phá hủy cơ quan trung tâm dùng để kéo nhả dây thừng, sẽ tháo được toàn bộ nút thắt.”
- Cảm giác, giác quan:
- “Trong cảm giác của cậu, những đồ vật bày ở hai bên đường kia đều là những vật thể sống. Chúng đang hít thở nhè nhẹ, chỉ là tiếng thở có sự khác biệt mà thôi. Đa số thi thoảng mới thở ra một hơi rất khẽ tựa như hơi thở của người hấp hối. Rất hiếm hoi mới có những thứ có hơi thở sâu, dài, ổn định, và có luồng khí linh hoạt bao bọc xung quanh. Chỉ những thứ đó mới là những món hàng lâu năm, và cũng chỉ có chúng mới đáng được gọi là đồ quý, là bảo vật”
- Trong chương tổng quát của cuốn “Kỳ công” đã viết rằng, dù là người thợ khéo léo tài giỏi tới đâu chăng nữa, thì khi thiết kế những công trình kỳ quái, bố trí cơ quan cạm bẫy, cũng đều để lại một chỗ khuyết, tức là sẽ để lại một ký hiệu nào đó tại những hiện tượng mà nhìn bề ngoài không dễ nhận ra, nhằm giúp bản thân không bị sa chân lạc bẫy, biết được đường lối ra vào. Tuy rằng mỗi người có một cách ký hiệu khác nhau, song vẫn có một vài phương pháp cơ bản để nhận biết.
- Có hoà nhập, mới có cảm nhận. Có cảm nhận, mới có cảm giác.
- Trăm năm hưng, trăm năm bình, trăm năm ẩn, ba trăm năm một vòng, Bát cực là tám vòng chu kỳ này.
- “Cơ tức là thiên cơ, xảo tức là khéo léo.”
- “Công Thâu Ban xảo nhiều hơn cơ, ông hãy định năm bảo Thiên, Địa, Nhân, Kim, Mộc, tại hướng đông bắc, đông, đông nam, nam, tây nam. Ông hãy ghi nhớ cảnh tượng, địa hình của năm huyệt nhãn trên tấm thẻ ngọc này. Còn Mặc Địch cơ nhiều hơn xảo, ông hãy định ba bảo Hoả, Thuỷ, Thổ, tại hướng tây, tây bắc, bắc. Ba nơi này khó khăn hơn nữa, phải vượt hiểm phá nguy, diệt yêu trừ quái.”
- “Đạo nhân trải tấm lụa trắng, viết lên mấy chữ: “Bảy phần thiên cơ ba phần khéo, giữ thì một phương, trao thì thiên hạ”, rồi giao cho Mặc Địch, nói:
Con cháu Mặc môn của ông sau này khó mà bỏ được hiệp nghĩa sát phạt, công danh phú quý, song cũng có người từ bỏ để thành ẩn sĩ, hiền nhân!
Tiếp đến lại viết: “Ba phần thiên cơ ít người hiểu, gieo báu nhiều, lo lắng ít; Bảy phần nghề khéo truyền nhân gian, giúp thế nhân, nuôi già trẻ”, rồi giao cho Công Thâu Ban, nói:
Con cháu Ban môn tuy không có địa vị cao quý, song đời đời kiếp kiếp cơm no áo ấm, tài nghệ nức tiếng thiên hạ.
-
- Cuối cùng, Bút Đạo Nhân tiện tay vẽ một vòng tròn trên tảng đá, một vòng tròn vành vạnh. Không cần đến khuôn thước mà vẫn định được tròn vuông, không phải là người có cái tâm sáng” “trong muôn dặm, không nhiễm chút bụi trần, thì không thể làm được.”
- “Cơ xảo tập“. Phía dưới có đúng một hàng chữ riêng rẽ, viết rằng: “Biết được Tam giới biến hoá đều có quy luật, gọi là cơ; chế ra máy móc thần kỳ đổi thay quy luật, gọi là xảo. Có đủ cơ xảo, tâm, khí, lực, trí đều đạt tới chí thánh; như vậy có thể ban phúc cứu thế, muôn đời thành tựu”
- “Vô vi sẽ vô lực, vận dụng sức mạnh thuận theo tự nhiên. Xuôi theo gió thổi, thuận theo nước chảy, từ cao xuống thấp, xoay tròn tự nhiên. Lực lớn không có chỗ dụng lực, chính là vô lực.”
- “Cao thủ sở dĩ trở thành cao thủ, chính là vì họ không làm những việc chưa chắc chắn. Họ không dễ dàng đặt cược tính mạng của mình.”
- Thực ra người đời đều đã hiểu sai về thiên “Minh quỷ” của Mặc gia chúng tôi. Khái niệm ma quỷ trong lý luận của Mặc gia không liên quan gì tới khái niệm ma quỷ hiện nay. Ý của lão tổ tông gia tộc chúng tôi là muốn người đời hiểu rõ rằng, ma quỷ kỳ thực là một thứ năng lượng, một thứ năng lượng mà người ta có được khi còn sống, sau khi chết vẫn tiếp tục tồn tại. Thứ năng lượng này nương náu trên cơ thể con người, có mối liên hệ vô cùng mật thiết tới tình trạng sức khoẻ của con người. Có điều thứ năng lượng này không thể sử dụng được, nó chỉ bột phát khi bị kích thích trong những trường hợp vô cùng cấp bách ở một số ít người, chẳng hạn như một đứa trẻ năm tuổi vì muốn cứu mẹ mình mà có thể đẩy cả một cây xà nặng nghìn cân. Nói một cách nôm na, đó chính là một dạng tiềm năng cực lớn mà đôi khi con người có thể bộc phát được. Đương nhiên, cũng có người nhờ biết tu luyện mà điều khiển được thứ năng lượng này, hơn nữa còn tôi luyện nó, phát triển nó. Song để làm được điều này thì hẳn đã không còn là người thường nữa, mà đã thành thần tiên.
- Nó có lẽ là một loại trường, giống như đạo trường tu luyện của Bồ Tát, huyền trường tu luyện của thần tiên. Chỉ có điều trường ma quỷ là nhờ con người mới được sinh ra, không thể tu luyện đến mức độ lớn lao như các trường kia. Cũng chính vì ma quỷ do con người sinh ra, nên thông thường những người sống hết tuổi trời chết nhẹ nhàng sẽ không” “để lại hồn ma, còn những người chết oan ức, chết bất đắc kỳ tử, chết không nhắm mắt, trước khi chết sẽ để lại những ý niệm vô cùng mãnh liệt. Những ý niệm này sẽ trở thành một trung tâm mới để năng lượng kia dựa vào, tức là vô hình trung đã xuất hiện một trường chứa đầy năng lượng. Một số trường có thể di chuyển khắp nơi, một số trường lại bị hạn chế trong một khu vực nhất định. Đương nhiên, cùng với thời gian, năng lượng sẽ dần dần suy yếu cho tới khi tiêu tán hoàn toàn.
- “Không dục không cầu, khí theo huyền đạo, hình theo tự nhiên, tự đạt thanh linh.”
- “Cao thủ võ học, đặc biệt là người luyện khí công, đều có khả năng quan sát luồng khí của cao thủ khác toả ra khi vận công tụ lực. Ngoài ra, kẻ giỏi nghề chém giết còn có thể nhận ra sát khí, huyết khí, kẻ giỏi đao kiếm có thể nhận ra nhẫn khí, kiếm khí. Kỳ thực, đó là những kinh nghiệm được tổng kết và đúc rút ra trên các phương diện như hơi thở, sự chuyển động của cơ bắp, sự thay đổi của nhiệt độ, sự biến hoá của mùi vị, môi trường hoàn cảnh và điều kiện ánh sáng.”
- “Khí tướng của Lỗ Nhất Khí chỉ là một hiện tượng, một trạng thái, một hình bóng hư vô mà thôi. Nếu được tu luyện và điều chỉnh, có thể biến phương pháp kiểm soát khí tướng của cậu thành một nguyên lý dưỡng sinh, song tuyệt đối không thể tích tụ và giải phóng ra năng lượng. Còn khí tướng của đối thủ là một trường năng lượng do rất nhiều sức mạnh hội tụ mà thành, trong đó bao gồm rất nhiều phương diện như cách lợi dụng trọng lực, sự lên xuống của hơi thở, sự xoay chuyển của gân cốt, sự kéo căng của cơ bắp, sự giãn nở của huyết quản. Dạng khí tướng này nếu được rèn luyện tới một trình độ nhất định, thậm chí có thể gây sát thương một cách vô hình vô ảnh.”